“In ấn (ấn loát) là một quá trình tái tạo hàng loạt văn bản và hình ảnh bằng cách sử dụng biểu mẫu hoặc mẫu chính. Hình thức in ấn sớm nhất được biết đến áp dụng cho giấy là in khắc gỗ, xuất hiện ở Trung Quốc trước năm 220 sau Công nguyên. Những phát triển sau này trong công nghệ in bao gồm loại có thể di chuyển được Bi Sheng phát minh vào khoảng năm 1040 sau Công Nguyên và máy in do Johannes Gutenberg phát minh vào thế kỷ 15. Công nghệ in đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thời kỳ Phục hưng và cuộc cách mạng khoa học, đồng thời đặt cơ sở vật chất cho nền kinh tế tri thức hiện đại và sự truyền bá học tập đến quần chúng.” – chỉnh sửa trích dẫn tại Wikipedia.
Các công nghệ in (kỹ thuật in ấn) phổ biến nhất là: in offset, in flexo, in kỹ thuật số, in ống đồng, in lụa (in lưới), in typo và in laser. Trong đó, in offset và in kỹ thuật số là hai công nghệ in phổ biến nhất trong các ngành: in hộp giấy, in túi giấy, in phong bì và in tem nhãn,…
Công nghệ in offset
Đây là công nghệ in hiện đại và phổ biến nhất ngày nay. Với kỹ thuật in này thì họa tiết in được thể hiển trước lên bản kẽm, rồi bản kẽm này được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước, rồi sẽ ép từ tấm cao su này lên giấy in.
Ưu điểm:
- Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ.
- Có khả năng in lên nhiều chất liệu và bề mặt.
- Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh chóng khi thực hiện trên máy tính.
- Các bản in có tuổi thọ lâu vì không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đối tượng cần in.
- Công suất in lớn có thể đáp ứng số lượng lớn với chi phí rẻ và nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và thử nghiệm trước khi in.
- Chi phí in khá đắt khi in với số lượng ít.
Công nghệ in kỹ thuật số
Đây cũng là công nghệ in ấn hiện đại, hình ảnh được đưa máy tính phân tích rồi tự động pha mực và đầu phun của máy in sẽ phun mực ngay lập tức lên bề mặt đối tượng cần in.
Ưu điểm:
- Có thể in ấn trong không gian nhỏ (ngay tại nhà hoặc văn phòng).
- Phù hợp với in card visit, in phong bì, in bao thư số lượng ít.
- Phù hợp in tranh, ảnh, in bạt, in banner quảng cáo, băng rôn khẩu hiệu, biểu ngữ ngoài trời…
- In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
- Chi phí in rẻ hơn khi in ấn với số lượng ít.
Nhược điểm:
- Tốc độ in chậm hơn công nghệ in offset.
- Không phù hợp khi in ấn số lượng lớn.
- Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng in offset.
Công nghệ in Laser
Công nghệ này thực hiện quá trình in bằng việc quét trực tiếp các chùm tia laser. Với công nghệ này sẽ mang lại một tốc độ in cực nhanh với chất lượng cao cho công việc in ấn văn bản trên nền giấy trắng.
- Phù hợp với các công việc in ấn văn phòng.
- Tốc độ nhanh hơn in phun kỹ thuật số.
- Chi phí đầu tư loại máy in khổ lớn rất cao.
- Chất lượng in kém hơn công nghệ in offset.
- Phù hợp với in số lượng ít, cần lấy ngay; nếu in số lượng lớn thì có chi phí khá cao.
Ngoài ra, còn một số công nghệ in ấn khác như:
- Công nghệ in Flexo (Flexography)
- Công nghệ in lõm (in ống đồng)
- Công nghệ in lưới (in lụa)
- Công nghệ in Typo (đã lạc hậu và hầu như đã bị loại bỏ)
Trên đây, chúng tôi đã trình bày tổng quan về các công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên chia sẻ nội dung hữu ích này đến cho những người bạn yêu mến nhé!
Tham khảo thêm về các dịch vụ:
- Dịch vụ in hộp giấy giá rẻ ở Hà Nội => Tại đây!
- Dịch vụ in tem nhãn đẹp ở Hà Nội => Tại đây!
- Dịch vụ in phong bì giá rẻ ở Hà Nội => Tại đây!
- Dịch vụ in túi giấy đẹp ở Hà Nội => Tại đây!