In offset là gì? Các loại giấy được sử dụng trong in offset

In offset là kỹ thuật in gì? Nếu bạn chưa biết rõ về kỹ thuật in này thì hãy cùng IN Thương Hiệu tìm hiểu về nó. Đây là một kỹ thuật in được sử dụng khá phổ biến cho việc in ấn hiện nay. Phương pháp in này thường được ứng dụng tại các xưởng in có quy mô lớn hoặc in số lượng lớn. Bởi vì nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với phương pháp in kỹ thuật số thông thường.

Tìm hiểu in offset là gì?

Về tổng quan 

Đây là kỹ thuật in được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực in ấn kinh doanh thương mại. Phương pháp này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có màu sắc và mẫu mã đẹp hơn. Đây là cách in sử dụng lực ép các tấm offset (các tấm cao su sử dụng trong in ấn) để in lên giấy. Các tấm offset sẽ được ép lên các hình ảnh dính mực trước đấy. Kỹ thuật in ấn này sẽ tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản. Ngoài ra nó cũng đảm bảo chất lượng thành phẩm tốt nhất.

Công ty TNHH IN Thương Hiệu cũng đã ứng dụng thành công kỹ thuật này cho nhiều dự án. Với kỹ thuật in hiện đại này, các thành phẩm luôn đạt được chất lượng tốt nhất. Màu in chuẩn thiết kế, sản phẩm lên màu sắc nét không bị mờ. Bên cạnh đó cũng hạn chế được các trường hợp mực in bị lốm đốm, nhòe. hay in màu sắc không chuẩn,…

in offset

Tìm hiểu về kỹ thuật in offset

Ưu điểm của kỹ thuật in offset

Kỹ thuật in này được sử dụng ngày càng phổ biến bởi những ưu điểm nổi sau đây:

– Cho chất lượng hình ảnh cao và sắc nét. Màu sắc thành phẩm đẹp và phần lớn không bị lem, nhòe trong quá trình in ấn;

– Giúp việc chế tạo các bản in ấn dễ dàng hơn;

– Kỹ thuật in này có thể áp dụng trên nhiều chất liệu khác nhau;

– In được trên cả bề mặt phẳng hay sần sùi;

– Tăng tuổi thọ cho bản in.

Kỹ thuật in offset đã trở thành phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành in ấn thương mại. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng kỹ thuật in này được. Với các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao, thiết kế đường nét chìm nổi, nên chọn in trực tiếp. Ví dụ một phương pháp in khá lâu đời là kỹ thuật in typo. Các bản in sẽ được xếp từ các con chữ chì.

in offset

Các ưu điểm của kỹ thuật in offset

Nhược điểm của kỹ thuật in offset

Tuy được ứng dụng khá phổ biến nhưng kỹ thuật vẫn tồn tại những hạn chế như:

– Thời gian chuẩn bị khá lâu vì phải làm khuôn in. Do đó nếu bạn chỉ in số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên lựa chọn kỹ thuật in này;

– Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành in. Bởi vì các đơn hàng in offset thường được in với số lượng rất nhiều. Nếu xảy ra sai sót gì thì sẽ gây lãng phí, tốn kém và làm chậm tiến độ;

– Thời gian chuẩn bị khuôn rất lâu và chi phí cũng khá cao so với các phương pháp in khác. Vì thế nếu bạn chỉ in số lượng ít thì nên chọn phương pháp in kỹ thuật số.

Các loại giấy in được sử dụng phổ biến nhất

– Giấy Bristol: loại giấy này có độ cứng, bề mặt hơi bóng, nhẵn mịn, mực bám tốt vừa phải. Thường dùng để in hộp xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm, tờ rơi, poster, thiệp mời,…;

– Giấy Ford: loại giấy này có đặc điểm là không ăn mực nên thường được dùng làm giấy tiêu đề, ruột sổ, giấy note,… Bề mặt giấy hơi nhám, mục bám tốt;

– Giấy Metalidze: giấy được tráng qua một lớp kim loại mỏng bằng nhôm. Lớp kim loại này có công dụng chống ẩm và chống thấm cho giấy. Loại giấy này thường được dùng cho sản xuất bao bì hay nhãn chai.

– Giấy Ivory: giấy có một mặt láng, một mặt sần sùi. Thường được dùng để làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm;

– Giấy Couche: giấy có bề mặt bóng, láng mịn, thích hợp cho in tờ rơi, catalogue, poster, brochure…;

in offset

Giấy Couche là loại giấy dùng cho in offset, in báo, tờ rơi hay danh thiếp

– Couche Matt: loại giấy này có đặc tính mềm dịu, thường được dùng cho in tạp chí cao cấp. Đặc biệt, loại giấy này có thể viết được;

– Giấy Duplex: giấy có một bề mặt trắng, mặt kia thường sẫm tương tự giấy bồi. Thường dùng để in các hộp sản phẩm có kích thước lớn, cần độ cứng, chắc chắn;

– Giấy Crystal: giấy có một mặt láng bóng, một mặt nhám, thường dùng trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích. 

 

Trên đây là các những thông tin cơ bản về công nghệ in offset là gì, ưu, nhược điểm của phương pháp này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với IN Thương Hiệu để được giải đáp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *